Giải đáp thắc mắc: Sinh thường lần 2 có bị rạch tầng sinh môn?
Sinh thường lần 2 có bị rạch tầng sinh môn không? Thắc mắc này được rất nhiều chị em phụ nữ quan tâm đến và cùng nhau tìm hiểu ở trên các diễn đàn khác nhau. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ bật mí những thông tin liên quan đến vấn đề ở trên, mọi người hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!
Giải thích tầng sinh môn là gì?
Tầng sinh môn chính là phần mô giữa âm đạo và hậu môn có chiều dài tầm khoảng từ 3 – 5cm. Bên cạnh có tác dụng trong việc bảo vệ và nâng đỡ từng cơ quan quan trọng tại vùng chậu gồm có âm đạo, tử cung, trực tràng, bàng quang và tầng sinh môn còn được ví như là cửa giao hợp, bởi đây chính là nơi tiếp nhận tinh trùng của nam giới trước khi vào trong tử cung. Bên cạnh đó, bộ phận này còn có vai trò quan trọng cần thiết trong quá trình đáp ứng về nhu cầu sinh hoạt tình dục của nữ giới.
>>> Xem thêm thông tin về thắc mắc sinh thường bảo lâu đi đại tiện được
Khi thai phụ xuất hiện cơn đau chuyển dạ và bắt đầu quá trình vượt cạn, tầng sinh môn sẽ co giãn tốt, nhằm giúp cho ống âm đạo giãn rộng ra hơn nữa nhằm chuẩn bị cho đầu thai nhi lọt ra bên ngoài được nhanh chóng hơn.
Hỗ trợ tư vấn: Sinh thường lần 2 có bị rạch tầng sinh môn?
Sinh thường lần 2 có bị rạch tầng sinh môn? Theo như các bác sĩ chuyên khoa cho hay, trên thực tế thì không phải mẹ bầu nào sinh thường cũng sẽ có can thiệp đến thủ thuật nếu như tầng sinh môn co giãn tốt, trọng lượng thai nhi nhỏ và người mẹ cần phải biết được cách rặn. Nếu như đã chịu tổn thương tầng sinh môn ở trong lần sinh đầu tiên, phía các bác sĩ sẽ tiến hành xem xét về tình trạng của vết rách, hoặc là vết khâu sau sinh nhằm được hướng dẫn tư vấn về phương pháp sinh phù hợp cho từng sản phụ.
Không phải người mẹ nào đã từng tiến hành rạch tầng sinh môn trong lần đầu thì lần 2 cũng sẽ làm như vậy. Sau lần sinh lần đầu tiên, tầng sinh môn của thai phụ sẽ giãn rộng qua tầm khoảng 2 – 5cm, vì vậy trong lần chuyển dạ tiếp theo thì em bé sẽ có khả năng ra ngoài một cách nhanh chóng hơn so với lần đầu tiên. Bên cạnh đó, sinh thường lần 2 có bị rạch tầng sinh môn không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như:
- Thai phụ có được tình trạng sức khỏe tốt, không bị viêm nhiễm trong bộ phận sinh dục và không mắc phải những căn bệnh nguy hiểm.
- Khung chậu của sản phụ mở rộng, cổ tử cung mở ra tối đa, xuất hiện cơn co đều và có đủ lực. Tầng sinh môn linh hoạt và giãn nở ở mức độ tốt.
- Ngôi thai thuận, sức khỏe của thai nhi ở tình trạng ổn định và cân nặng cũng ở mức vừa phải.
Lý do nên rạch tầng sinh môn khi sinh con
Trong quá trình sinh thường, đa phần sản phụ đều bị rách tầng sinh môn ở từng cấp độ khác nhau, trong đó có một nửa số ca chỉ rách nhẹ khi sinh, có thể sẽ lành lặn nếu như được tiến hành chăm sóc tốt. Nhưng cũng có một số trường hợp sẽ bị rách cả da, cơ âm đạo và kéo dài đến ống hậu môn cũng như phía trực tràng. Nhằm tránh vết rách tầng sinh môn trở nên nghiêm trọng, sản phụ cần phải can thiệp rạch tầng sinh môn chủ động. Đường cắt nhỏ sẽ được rạch từ đáy âm đạo, thường sẽ chếch sang một bên và dưới âm đạo kéo xuống dưới hậu môn. Khi đó, âm đạo sẽ mở rộng hơn nhằm giúp cho đầu em bé lọt ra được dễ dàng hơn và nhanh hơn theo lực rặn của người mẹ.
>>> Quan tâm thêm thông tin sinh thường không có bảo hiểm hết bao nhiêu tiền
Thực hiện quá trình tiểu phẫu rạch phần đáy chậu thường được chỉ định trong các ca sinh khó, nếu như sản phụ gặp một số các ca sinh khó, khi sản phụ gặp phải các vấn đề như sau:
– Độ giãn nở của tầng sinh môn ở mức độ kém, nhất là đối với trường hợp sinh con so.
– Thai phụ bị viêm nhiễm âm đạo, đáy chậu hay là những bệnh lý nên như huyết áp thai kỳ, bệnh tim mạch.
– Mẹ bầu ở độ tuổi > 35.
– Đầu thai nhi có đường kính lớn và khó có thể lọt qua được cửa mình.
– Cơn co của mẹ không đạt ngưỡng mạnh và rặn đẻ quá lâu.
– Vị trí thai nhi nằm bất thường, ví dụ như ngôi mông, hoặc là chân và mông ngắn ngang cổ tử cung, đầu thai nhi chạm vào xương sườn mẹ.
– Xuất hiện dấu hiệu bị suy thai.
Lời kết
Hy vọng những thông tin ở trên đã giúp cho mọi người được hiểu rõ về thắc mắc sinh thường lần 2 có bị rạch tầng sinh môn. Trong suốt thời gian mang thai nếu như phát hiện bất cứ dấu hiệu nào bất thường hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám cụ thể.