Giải đáp thắc mắc: Bao nhiêu tuần thì sinh mổ được?
Sinh mổ được xem là một trong những phương pháp đắc lực trong việc hỗ trợ sinh. Tuy nhiên, đây là phương pháp sinh không thuận tự nhiên nên gây không ít băn khoăn, lo lắng cho mẹ bầu. Vậy sinh mổ khác sinh thường như thế nào và thai bao nhiêu tuần thì sinh mổ được?
Thai bao nhiêu tuần thì sinh mổ được?
Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của mẹ và bé mà bác sĩ sẽ tiên lượng thời điểm sinh mổ phù hợp nhất cho các mẹ.
Thông thường, nếu thai nhi phát triển bình thường và sức khỏe của mẹ bầu ổn định thì thời gian sinh mổ lý tưởng nhất là từ tuần thứ 39 trở đi. Ở giai đoạn tuần thứ 37 của thai kỳ, bé đã có thể sống và tự thở được với môi trường ở bên ngoài. Tuy nhiên, mẹ vẫn nên sinh con ở sau giai đoạn tuần thai thứ 39 bởi đây là khoảng thời gian hoàn thiện các cơ quan quan trọng của thai nhi.
Xem thêm: Ăn gì để nhiều sữa sau sinh mổ?
Thực tế cho thấy, thai nhi được sinh ở tuần thứ 39 thường sẽ ít gặp những vấn đề có liên quan đến sức khỏe so với các bé được sinh sớm hơn. Thai nhi thời điểm này đã có thể duy trì thân nhiệt một cách ổn định nhờ lớp mở dưới da đầy đủ.
Sinh mổ có gì khác so với sinh thường?
Sinh mổ hay sinh thường tốt hơn sẽ phụ thuộc vào tình hình sức khỏe của mẹ bầu ở thời điểm sinh. Trường hợp cơ thể mẹ bầu hoàn toàn mạnh khỏe, thai nhi đang trong tình trạng tốt và tiên lượng sinh tốt thì sinh thường sẽ tốt hơn sinh mổ để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.
Trường hợp mẹ bầu đang mắc hay có các tiền sử bệnh lý, không theo dõi được sự chuyển dạ đẻ thường hay em bé đang có những vấn đề liên quan đến sức khỏe thì sẽ ưu tiên sinh mổ, bởi vừa giảm mất sức cho mẹ đồng thời bé được đưa ra ngoài sớm hơn.
Khi nào mẹ nên nhập viện để sinh mổ
Ra máu âm đạo
Ở bất cứ giai đoạn nào khi mang thai, nếu thấy xuất hiện máu ở âm đạo mẹ nên đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám kịp thời. Thông thường, khoảng 15-25% phụ nữ mang thai sẽ ra máu âm đạo ở giai đoạn sớm quý I của thời kỳ mang thai. Ở giai đoạn muộn quý III, ra máu âm đạo cũng là dấu hiệu bất thường về rau hoặc sinh non. Mức độ sẽ càng nghiêm trọng nếu lượng máu ra càng nhiều.
Ra nước ối
Bình thường ở âm đạo của mẹ bầu do sự tăng hormone sẽ luôn có xuất hiện khí hư không mùi màu trắng đục hoặc có mùi không hôi. Trường hợp mẹ bầu thấy dịch âm đạo xuất hiện nhiều hơn bình thường, ồ ạt liên tục kèm mùi tanh nồng, nhớt thì đây là dấu hiệu của ối vỡ sớm.
Nếu phát hiện ra nước ối thì mẹ bầu cần được đưa đến bệnh viện ngay để theo dõi cũng như thực hiện các xét nghiệm để có các chỉ định thích hợp.
Xem thêm: Bài tập giảm mỡ bụng sau sinh mổ
Thai ít hoặc không cử động
Trong khoảng thời gian từ tuần thứ 16 của thai kỳ mẹ đã có thể cảm nhận được những cử động của thai nhi. Từ tuần thứ 28, mẹ bầu nên đếm những cử động của thai nhi, bởi những tháng cuối của thai kỳ nguy cơ giảm cử động của thai rất cao. Trường hợp trong vòng 2 giờ thai cử động dưới 10 lần thì được xem là nguy hiểm và cần được đưa vào bệnh viện để theo dõi.
Đau bất thường bụng dưới và vùng tử cung
Khi thai nhi càng lớn, mẹ có thể sẽ cảm thấy đau lưng và nặng phần bụng dưới, nhất là gần ngày sinh thường sẽ xuất hiện các cơn gò tử cung. Tuy nhiên, mẹ cần phải đến bệnh viện để kiểm tra khi thấy các cơn đau dữ dội hơn vì đây có thể là dấu hiệu cho thấy tử cung đang gặp bất thường.
Các triệu chứng đột ngột
Bất kỳ một dấu hiệu nào xảy ra một cách bất thường và đột ngột ở mẹ bầu như ngất xỉu, đau đầu dữ dội, sốt cao, nôn mửa, đau ngực, co giật…thì đều phải được đưa đến bệnh viện để được kiểm tra kịp thời.
Trên đây là những thông tin về vấn đề sinh mổ cũng như là thai bao nhiêu tuần thì sinh mổ được. Hy vọng các mẹ sẽ có thêm được nhiều kiến thức bổ ích để chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc sinh của mình.