Mang thai ăn rau muống được không? Lưu ý khi dùng

Mang thai ăn rau muống được không? Lưu ý khi dùng
Rate this post

Chế độ dinh dưỡng khi mang thai rất quan trọng với sức khỏe của mẹ và bé. Câu hỏi đặt ra “Mang thai ăn rau muống được không?” được rất nhiều người quan tâm. Chúng ta cùng tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây nhé.

1. Mang thai ăn rau muống được không?

CÓ. Bà bầu ăn rau muống rất tốt cho sức khỏe và mang lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên, rau muống cần được làm sạch và chế biến kỹ để đảm bảo an toàn vệ sinh và tốt cho sức khỏe.

Mang thai ăn rau muống được không?
Mang thai ăn rau muống được không?

Theo chuyên gia dinh dưỡng, rau muống được xem là nguồn bổ sung axit folic tự nhiên rất tốt cho cơ thể. Bởi vậy, các mẹ bầu cần chú ý bổ sung đủ dưỡng chất này trong 3 tháng đầu thai kỳ giúp hạn chế nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Nếu trong 3 tháng đầu thai kỳ thể trạng của mẹ không được tốt thì cần phải tránh ăn rau muống nhé.

>>> Bạn có biết: Mang thai 9 tháng 10 ngày tính từ khi nào?

2. Mang thai ăn rau muống: 8 lợi ích không thể bỏ qua

Thông tin trên giúp bạn giải đáp câu hỏi mang thai ăn rau muống được không. Đây chỉ là một loại rau dân giã tuy nhiên trong Đông Y thì rau muống được ví như “sâm Nam” của người Việt, có tác dụng chữa bệnh đồng thời được dùng làm thuốc bổ. Bởi vậy, bà bầu nếu ăn rau muống điều độ sẽ thu về những lợi ích tuyệt vời dưới đây:

  • Rau muống bổ sung hàm lượng lớn axit folic nhằm giúp hạn chế nguy cơ sinh non với một số khuyết tật bẩm sinh ở thai nhi.
  • Rau chứa nhiều sắt rất tốt cho người bị thiếu máu, đặc biệt là thai phụ.
  • Rau muống bổ sung hàm lượng chất xơ cao, hỗ trợ điều trị những vấn đề rối loạn tiêu hóa. Đặc tính nhuận tràng của rau muống giúp bà bầu tránh khỏi bị táo bón khi mang thai gây khó chịu.
  • Các chuyên gia sức khỏe nghiên cứu, cứ 100g rau muống bổ sung khoảng 100mg canxi. Khoáng chất này thực sự tốt cho sự phát triển răng và xương cho trẻ, đồng thời bảo vệ mẹ khỏi chứng loãng xương sau sinh.
  • Khi mang thai ăn rau muống giúp bổ sung hàm lượng vitamin A cực kỳ tốt cho sức khỏe thị lực. Bên cạnh đó còn giúp ngăn ngừa một số dấu hiệu của bệnh đục thủy tinh thể.
  • Chất glycolipid trong rau muống có tác dụng làm giảm đau nhức toàn thân do thay đổi nội tiết tố khi mang thai hoặc do sự tăng trọng lượng cơ thể.
  • Ăn rau muống đều đặn có tác dụng miễn dịch, chống lại các bệnh nhiễm trùng.
  • Rau muống gồm nhiều dưỡng chất và thành phần như vitamin A, C và beta-carotene. Đó đều là những tác nhân chống oxy hóa mạnh mẽ bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của gốc tự do là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh mãn tính.

3. Bà bầu ăn rau muống có phải đối mặt với hạn chế nào không?

Nhiều mẹ vẫn lo lắng về việc mang thai ăn rau muống được không? Thực phẩm này có thể gây hại cho cơ thể hay không? Trên thực tế, rau muống rất dễ sử dụng và mang lại nhiều giá trị sức khỏe. Tuy nhiên nhiều người cho rằng bà bầu ăn rau muống sẽ tăng nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch, mệt mỏi nhiều hơn. Vậy sự thật là gì?

Tình trạng suy giãn tĩnh mạch khi mang thai nguyên nhân là bởi do tử cung ngày một lớn dần chèn ép lên tĩnh mạch chủ dưới ở bên phải cơ thể. Đồng thời còn có sự gia tăng hormone progesterone dẫn đến sưng, giãn tĩnh mạch hơn nữa. Bà bầu sẽ xuất hiện những biểu hiện bao gồm những đường gân xanh, tím chằng chịt trên da gồm bắp chân, âm hộ hoặc những vị trí khác. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch như: thừa cân, mang song thai, đa thai hay bà bầu phải đứng trong thời gian dài thì nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch sẽ cao hơn.

Như vậy có thể thấy, việc ăn rau muống khi mang thai không liên quan đến việc thai phụ bị suy giãn tĩnh mạch. Ngược lại thì thực phẩm này bổ sung rất nhiều dưỡng chất giúp khắc phục tình trạng suy giãn tĩnh mạch như chất xơ, vitamin C và magie.

4. Mang thai ăn rau muống cần lưu ý những gì?

Mang thai ăn rau muống được không không phụ thuộc vào tác hại của rau này gây ra mà chủ yếu là từ cách chế biến hàng ngày. Theo đó, các mẹ cần bó túi những lời khuyên khi ăn loại rau này:

bà bầu ăn rau muống có giá trị dinh dưỡng tốt
Bà bầu ăn rau muống có giá trị dinh dưỡng tốt
  • Rau muống đa số đều được trồng tại các ao hồ, đây là môi trường chứa nhiều loài giun sán ký sinh, nhất là sán lá ruột lớn (Fasciolopsis buski). Chúng là những nhân tố gây đau bụng, khó tiêu khi vào trong cơ thể. Bởi vậy, tốt nhất bạn hãy nhặt rau sạch sẽ và chế biến chín kỹ.
  • Khi trồng rau muống, nên chọn rau có nguồn gốc rõ ràng. Bởi ít nhiều người ta có thể dùng thêm hóa chất để rau tăng trưởng nhanh, ít bị sâu ăn. Bởi vậy khi chế biến thì bạn hãy rửa sạch rau, ngâm với nước muối rồi xả lại dưới vòi nước sạch trước khi nấu để tránh ngộ độc thực phẩm.
  • Tránh ăn rau muống và uống sữa cùng lúc bởi điều đó có thể cản trở việc hấp thụ canxi vào cơ thể.
  • Với thai phụ gặp vết thương ngoài da nếu như ăn rau muống có thể kích thích tăng sinh tế bào gây sẹo lồi trông rất mất thẩm mỹ.
  • Rau muống chứa khá nhiều đạm thực vật bởi vậy mà đây là lựa chọn tốt cho những ai bị bệnh gút.
  • Mẹ bầu bị suy nhược cơ thể hoặc có hệ tiêu hóa yếu thì tránh ăn rau muống nếu muốn tăng cường sức khỏe sau này.
  • Mỗi tuần thì bạn chỉ nên ăn khoảng từ 2 – 3 lần.

Thông tin chia sẻ về mang thai ăn rau muống được không trên đây hi vọng giúp các bà mẹ có sự chuẩn bị tốt nhất bảo vệ sức khỏe bản thân và con yêu. Đừng quên theo dõi trang jun88 để cập nhật thông tin hữu ích nhé.

hanhthuy