Tìm hiểu rõ về quy trình mang thai IVF

Tìm hiểu rõ về quy trình mang thai IVF
Rate this post

Quy trình mang thai IVF như thế nào? Thông tin liên quan đến quá trình mang thai này được rất nhiều người quan tâm đến và cùng nhau tranh luận ở trên các diễn đàn sức khỏe. Dưới đây các chuyên gia hàng đầu sẽ bật mí những thông tin liên quan đến vấn đề ở trên các bạn hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!

Mang thai IVF là gì?

Mang thai IVF có tên tiếng Anh là In Vitro Fertilization, đây là quá trình thụ thai ở trong ống nghiệm. Nghĩa là thai được tạo ra ở trong phòng thí nghiệm khi chuyên gia cho tinh trùng và trứng kết hợp cùng với nhau. Đây được xem là phương pháp mang thai đặc biệt dành cho những cặp vợ chồng hiếm muộn và vô sinh. Tinh trùng sẽ được cấy chung với trứng nhằm thụ tinh sau một vài giờ. Tiếp đó, sau quá trình hình thành phôi thai và đưa vào tử cung của phụ nữ.

Tìm hiểu rõ về quy trình mang thai IVF
Mang thai IVF là gì?

Thụ tinh ở trong ống nghiệm đó là kỹ thuật khá là phức tạp ở trong khoa sản. Vì vậy, khi thụ tinh thành công, quá trình chăm sóc thai nhi cũng luôn luôn đòi hỏi nhiều hơn so với việc thụ tinh tự nhiên nhằm giúp cho đứa bé được sinh ra thật khỏe mạnh.

Tìm hiểu về quy trình mang thai IVF

Phía các bác sĩ hàng đầu cũng đã chia sẻ thông tin và chia sẻ đến với mọi người về quy trình thụ tinh ống nghiệm IVF được tiến hành thực hiện theo đúng 5 bước cụ thể như sau:

Tìm hiểu rõ về quy trình mang thai IVF
Quy trình mang thai IVF

>>> Quan tâm thêm những thông tin liên quan đến tình trạng mang thai đau bụng dưới

Bước 1: Tiến hành kích thích buồng trứng

Người phụ nữ sẽ được tiêm thuốc kích thích vào trong buồng trứng, thông thường sẽ từ 10 – 12 ngày. Trong quãng thời gian tiêm thuốc, sẽ được bác sĩ hẹn để siêu âm và tiến hành làm xét nghiệm máu, hỗ trợ theo dõi về quá trình phát triển của nang noãn, nội mạc tử cung.

Nang noãn đạt kích thước đúng với yêu cầu, người phụ nữ sẽ được tiêm mũi cuối nhằm kích thích trứng trưởng thành. Nhất là mũi thuốc này cần phải được tiêm đúng giờ.

Bước 2: chọc hút trứng

Thủ thuật này sẽ được tiến hành qua ngã âm đạo vào khoảng tầm 36h sau khi được tiêm mũi thuốc cuối cùng. Khi tiến hành chọc hút trứng, người phụ nữ sẽ được gây mê nên sẽ không gây đau đớn. Thời gian thực hiện trong vòng 10 – 15 phút/ ca. Đi cùng với đó, người đàn ông sẽ lấy mẫu tinh tươi hoặc là rã đông mẫu tinh trùng được đông lạnh trước đó nhằm chuẩn bị thực hiện cho quá trình thụ tinh cùng với trứng. Sau khi thực hiện xong, người phụ nữ ở lại theo dõi ở bệnh viện trong vòng từ 2 – 3h tiếp theo.

Bước 3: tạo phôi

Tinh trùng và trứng sẽ được chuyển đến phòng Labo để tiến hành thụ tinh và tạo phôi. Phôi được nuôi trong môi trường chuyên dụng từ 2 – 5 ngày trước khi được chuyển đến buồng tử cung của người phụ nữ. Sau đó, cặp vợ chồng sẽ được thông báo về số lượng, chất lượng phôi đã được tạo thành từ phía bác sĩ và các chuyên viên phôi học.

Bước 4: chuyển phôi

Hiện nay có sẽ kỹ thuật cơ bản đó là chuyển phôi đông lạnh và chuyển phôi tươi. Đối với trường hợp chuyển phôi sau khi tạo ra sẽ được gọi là chuyển phôi tươi. Còn nếu như toàn bộ số phôi đạt chất lượng sẽ được tiến hành trữ đông, người phụ nữ sẽ được chuyển phôi vào theo từng chu kỳ tiếp theo.

Trong khoảng thời gian chờ chuyển phôi, người phụ nữ được sử dụng thuốc theo đường uống, đặt âm đạo nhằm chuẩn bị nội mạc tử cung. Bác sĩ sẽ chuyển phôi sau khi kiểm tra, khi thấy niêm mạc tử cung đủ độ dày cần thiết, đạt chất lượng tốt và hình ảnh thuận lợi cho quá trình làm tổ, phát triển của phôi sau khi đặt vào trong buồng tử cung.

Việc chuyển phôi sẽ diễn ra nhanh chóng, kéo dài tầm khoảng  5 – 10 phút. Tiếp đó, người phụ nữ có thể ra về mà không cần phải nằm lại để theo dõi ở bệnh viện.

Trong khoảng thời gian 2 tuần sau khi thực hiện chuyển phôi, người phụ nữ sẽ tiếp tục dùng những loại thuốc nội tiết theo đúng chỉ dẫn của các bác sĩ.

Bước 5: thử thai

Người phụ nữ sẽ đến tái khám nhằm kiểm tra cũng như thực hiện quá trình xét nghiệm máu theo đúng lịch hẹn.

+ Nồng độ Beta HCG máu >25 IU/L, nghĩa là phôi đã làm tổ và người vợ đang trong thời gian mang thai.

+ Trong thời gian mang thai cần phải được theo dõi bằng xét nghiệm Beta hCG, siêu âm để xác định sự hiện diện của túi thai, tim thai, vị trí túi thai, yolksac. Lịch hẹn tái khám sẽ được phía các bác sĩ hướng dẫn điều trị, nhưng đối với từng trường hợp là không giống nhau.

Trong trường hợp chuyển phôi thất bại tuy nhiên vẫn còn phôi trữ, người phụ nữ sẽ tiếp tục thực hiện chuyển số lượng phôi còn lại ở các chu kỳ tiếp theo mà không cần phải thực hiện những bước kích thích buồng trứng hoặc là chọc hút trứng.

Vậy, mang thai IVF có sinh thường được không?

Khi mang thai IVF các bà mẹ có thể vượt cạn thành công bằng cách sinh thường. Nhưng theo như ý kiến của các chuyên gia, những phụ nữ mang thai IVF tốt nhất lựa chọn phương pháp mổ đẻ.

Đối với những người mẹ nhờ đến phương pháp thụ tinh nhân tạo nhằm có con thông thường sẽ có tiền sử về bệnh lý sinh sản nặng. Lấy ví dụ như u nang buồng trứng, ung thư tử cung,… Vì vậy, tỷ lệ sinh thường thành công ở mức thấp. Kết quả nghiên cứu cho thấy mang thai IVF dễ bị chết lưu và sảy thai cao hơn, gây biến chứng sau sinh. Bên cạnh đó, sinh mổ bố mẹ có thể điều chỉnh được giờ sinh nhằm giúp cho em bé lọt lòng vào khung giờ hoàng đạo tốt.

Lời kết

Những thông tin ở trên đã giúp cho mọi người được hiểu rõ về tình trạng mang thai IVF. Để hiểu rõ hơn những thông tin liên quan đến tình trạng sức khỏe, các bạn hãy thường xuyên truy cập vào chuyên trang thecrossedcow.com này nhé!

Trang