Mang thai ăn tỏi được không?

Mang thai ăn tỏi được không?
5/5 - (1 bình chọn)

Tỏi không chỉ là một gia vị thơm ngon trong mỗi gia đình mà còn là một “liều thuốc tự nhiên” rất tốt cho sức khỏe nhờ các hợp chất chứa lưu huỳnh, đặc biệt là allicin và một số tác dụng chất khác. Mặc dù tỏi nhiều tác dụng nhưng nhiều chị em vẫn băn khoăn về việc mang thai ăn tỏi được không cùng những lưu ý khi ăn để đảm bảo an toàn đối với sức khỏe mẹ và bé.

Tỏi được đánh giá là một bài thuốc kháng khuẩn tự nhiên vì trong tỏi có chứa allicin. Allicin là hợp chất chứa lưu huỳnh có khả năng kháng khuẩn, kháng virus và kháng nấm mạnh mẽ.

Xem thêm: Mang thai không nên ăn gì trong 3 tháng đầu sẽ tốt cho thai nhi?

Mang thai ăn tỏi được không? Cần lưu ý những gì?

  • Theo các chuyên gia tư vấn, mang thai có thể ăn được tỏi và gia vị từ tỏi nhưng chỉ nên ăn một lượng nhỏ. Lượng ăn tỏi vừa phải sẽ giúp mẹ bầu nhận tăng cường miễn dịch và hỗ trợ tiêu hóa mà không gây ra các tác dụng phụ như nóng trong hay kích ứng dạ dày.
  • Tỏi sống có thể gây kích ứng dạ dày dẫn đến buồn nôn hoặc cảm giác khó chịu.
  • Mẹ bầu chỉ nên ăn một lượng nhỏ để tránh các tác dụng phụ xảy ra như nóng trong người, làm loãng máu quá mức. Mỗi ngày, mẹ bầu chỉ nên ăn khoảng 600 đến tối đa 1200mg tỏi, tương đương với 2 – 4 tép tỏi tươi.
  • Các mẹ bầu chỉ nên ăn tỏi như một loại gia vị, kết hợp với các loại thực phẩm khác để chế biến món ăn khi xào, nấu, ướp.
  • Người có vấn đề về dạ dày hoặc tiêu hóa nên hạn chế ăn tỏi sống vì có thể gây kích ứng dạ dày hoặc gây ra chứng nóng trong người.
  • Nếu bà bầu có vấn đề về đông máu hoặc đang dùng thuốc chống đông nên tránh dùng tỏi vì có thể gây ảnh hưởng đến quá trình đông máu.
  • Tuyệt đối không nên sử dụng nhiều tỏi để làm thuốc chữa bệnh hay bôi lượng lớn lên da vì có thể gây ảnh ảnh hưởng đến mẹ và sự phát triển của thai nhi.
  • Tránh dùng tỏi nếu có dấu hiệu dị ứng hoặc kích ứng. Một số người dùng tỏi có thể bị nổi mẩn, ngứa ngáy hoặc dị ứng.
  • Hạn chế dùng tỏi vào cuối thai kỳ để tránh ảnh hưởng đến quá trình sinh nở do đặc tính làm loãng máu của tỏi.
  • Đối với những bà bầu có các vấn đề sức khỏe đặc biệt tốt nhất là nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung tỏi vào chế độ ăn hàng ngày.
  • Tỏi có thể làm giảm khả năng hấp thụ iốt dẫn đến suy giáp.
mang-thai-an-toi-duoc-khong
Mẹ bầu có thể ăn tỏi nhưng cần lưu ý chỉ ăn lượng nhỏ

Xem thêm: Mang thai lỡ ăn đu đủ xanh có sao không?

Lợi ích của tỏi đối với bà bầu

Nếu ăn với lượng vừa đủ, hầu như tỏi sẽ không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và bé thậm chí tỏi còn là gia vị mang lại nhiều lợi ích bất ngờ cho bà bầu như:

  • Tăng cường miễn dịch vì trong tỏi chứa allicin và các hợp chất lưu huỳnh giúp tăng cường khả năng kháng khuẩn và kháng virus, chống nấm mạnh mẽ. Tỏi giúp mẹ bầu tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng như cảm cúm.
  • Tỏi có thể hỗ trợ tiêu hóa, và giảm triệu chứng đầy hơi những vấn đề phổ biến trong thai kỳ. Mẹ bầu có thể ăn được tỏi trong thai kỳ vì tỏi cũng giúp cân bằng vi khuẩn đường ruột, tạo môi trường tiêu hóa khỏe mạnh.
  • Bổ sung tỏi đúng cách có thể giúp giảm nguy cơ huyết áp cao trong thai kỳ, giảm nguy cơ tiền sản giật nhờ vào khả năng giúp máu lưu thông tốt hơn. Dùng tỏi đúng liều lượng sẽ mang lại tác dụng giảm nhẹ huyết áp, hỗ trợ điều hòa huyết áp ổn định rất quan trọng cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ.
  • Bổ sung tỏi trong chế độ ăn uống có thể giúp giảm và kiểm soát mức cholesterol trong cơ thể. Allicin có tác dụng làm giảm lượng cholesterol xấu (LDL) và tăng cholesterol tốt (HDL). Việc bổ sung loại thực phẩm này sẽ giúp giảm nguy cơ đột quỵ, giảm nguy cơ mắc phải những vấn đề về tim mạch.
  • Tỏi chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh như flavonoid và vitamin C hỗ trợ giảm viêm, ngăn ngừa tổn thương tế bào và cải thiện hệ miễn dịch. Đối với mẹ bầu, những lợi ích từ chất chống oxy hóa trong tỏi có thể giúp bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do có hại. Chất chống oxy hóa trong tỏi còn góp phần bảo vệ tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng hoặc viêm nhiễm.
  • Tỏi có thể giúp hạn chế tình trạng rụng tóc, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai do chứa allicin và các chất chống oxy hóa giúp cải thiện tuần hoàn máu đến nang tóc, đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm trong tỏi giúp làm sạch da đầu giữ cho da đầu khỏe mạnh, hỗ trợ ngăn ngừa rụng tóc. Tỏi rất giàu vitamin C, vitamin B6, selen và kẽm giúp tóc khỏe mạnh và hỗ trợ quá trình phát triển của tóc.
  • Ngăn ngừa tình trạng đông máu giảm nguy cơ hình thành cục máu đông.
  • Tỏi có thể điều trị căn bệnh nhiễm nấm âm đạo vì có đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm mạnh nhờ hợp chất allicin, nên nó có thể hỗ trợ trong việc điều trị nhiễm nấm âm đạo. Nên bổ sung tỏi vào các món ăn thường ngày với lượng vừa đủ có thể giúp tăng cường khả năng chống nấm tự nhiên.
mang-thai-an-toi-duoc-khong
Ăn tỏi đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của mẹ và bé

Qua bài viết trên trang Thecrossedcow đã giải đáp được nỗi lo mang thai ăn tỏi được không cùng lưu ý khi ăn tỏi hàng ngày. Tỏi sẽ mang lại nhiều lợi ích nếu dùng đúng liều lượng, nếu dùng quá nhiều tỏi có thể gây tác dụng phụ cho sức khỏe của mẹ và bé. Hi vọng từ thông tin trên các mẹ bầu sẽ tham khảo được kiến thức bổ ích và có một thai kỳ thật khỏe mạnh.

Nhâm