Mang thai không nên ăn gì trong 3 tháng đầu sẽ tốt cho thai nhi?
Khi mang thai, chế độ ăn uống là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cả mẹ và bé nên chị em khi có bầu cần tìm hiểu thực phẩm thật kỹ trước khi sử dụng. Cùng đọc bài viết để biết khi mang thai không nên ăn gì trong 3 tháng đầu để tốt cho thai nhi?
Trong thời kỳ mang thai nhất là 3 tháng đầu mẹ bầu cần tránh một số loại thực phẩm có thể gây rủi ro cho em bé. Mẹ bầu cần có một chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh đầy đủ dinh dưỡng để có đủ năng lượng tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của thai nhi.
Mang thai không nên ăn gì trong 3 tháng đầu?
Các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao
Trong thời kỳ mang thai, bà bầu cần tránh những loại cá có hàm lượng thủy ngân cao vì thai nhi rất nhạy cảm với tác động của thủy ngân nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Việc ảnh hưởng của thủy ngân có thể gây hại tiêu cực cho hệ thần kinh đang phát triển của bé. Một số các loại cá mà bà bầu nên hạn chế hoặc tránh ăn như cá kiếm, cá mập, cá ngừ vây xanh, cá thu, cá kình, cá hồng.
Đu đủ xanh
Đu đủ xanh là loại quả khi mang thai không nên ăn vì có hàm lượng papain cao có thể gây co thắt tử cung, làm tăng nguy cơ sảy thai và chuyển dạ sớm. Nhựa trong đu đủ xanh có thể tăng nguy cơ bất thường thai kỳ như gây kích ứng và làm tăng nguy cơ biến chứng trong thai kỳ.
Mủ trong đu đủ xanh có khả năng làm tử cung của mẹ bầu co thắt, phát ban, ảnh hưởng đến tiêu hóa, nguy hiểm hơn là bị sốc phả vệ ảnh hưởng đến em né. Trong thai kỳ bà bầu muốn ăn đu đủ nên ăn đu đủ đã chín hẳn để cung cấp vitamin C, vitamin A và nhiều dưỡng chất khác có lợi.
Xem thêm: Dấu hiệu mang thai giả là gì? Điều trị như thế nào?
Các món dưa muối, đồ chua
Trong thời kỳ mang thai, bà bầu nên hạn chế hoặc ăn các món dưa muối và đồ chua vì loại thực phẩm này có hàm lượng muối cao, có chất bảo quản, có thể chứa vi khuẩn có hại như E. coli và Listeria, đồ chua có tính axit cao, có thể làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày và đầy hơi. Dưa muối thường chứa nhiều muối, nếu ăn nhiều còn có thể bị tăng huyết áp, làm tăng nguy cơ tiền sản giật, ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và thai nhi.
Rau ngải cứu
Rau ngải cứu là loại rau có nhiều công dụng trong y học cổ truyền như giảm đau cơ bắp, giảm đau bụng, giúp lưu thông máu nhưng 3 tháng đầu tiên không nên ăn vì tăng nguy cơ chảy máu, co thắt tử cung dẫn đến sảy thai hoặc sinh non. Rau ngải cứu chứa một số hoạt chất có thể kích thích tử cung co bóp nếu dùng với một lượng lớn. Trong thai kỳ có thể thay thế rau ngải cứu bằng một số rau xanh khác tốt cho sức khỏe như rau chân vịt, rau cải xanh, cải thìa, rau muống.
Rau ngót
Phụ nữ mang thai được khuyên hạn chế ăn rau ngót vì rau ngót có chứa Papaverin, một chất có thể gây co bóp tử cung, làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc sinh non trong 3 tháng đầu. Một số nghiên cứu cho thấy rau ngót thể ảnh hưởng đến thai kỳ vì có thể cản trở quá trình hấp thu canxi và phốt pho trong cơ thể. Dù rau ngót có nhiều lợi dinh dưỡng nhưng khi mang thai nên hạn chế ăn nhiều. Với một số người, rau ngót có thể gây mất ngủ, khó tiêu, gây ảnh hưởng không tốt cho mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Thức ăn sống hoặc chưa được nấu chín
Trong thai kỳ các loại thức ăn sống hoặc chưa được nấu chín không được khuyến nghị trong thực đơn dinh dưỡng của mẹ bầu. Phụ nữ trong giai đoạn mang thai nếu ăn các thực phẩm sống hoặc táo chín có thể thể gây ra nhiễm trùng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai kỳ. Bà bầu nên kiêng thức ăn sống hoặc chưa chín kỹ để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn vi khuẩn Salmonella gây ra ngộ độc thực phẩm với triệu chứng như đau bụng, sốt và tiêu chảy. Một số loại thức ăn sống có ký sinh trùng Toxoplasma, giun sán chứa hóa chất, chất bảo quản.
Xem thêm: Sinh mổ ăn thịt gà được không?
Các loại nội tạng động vật
Phụ nữ mang thai nên hạn chế hoặc tránh một số loại nội tạng như gan, lá lách, phổi, dạ dày…tránh tình trạng nhiễm độc do nội tạng, tăng nguy cơ mắc dị tật ở thai nhi.
Những lưu ý trong chế độ ăn uống của mẹ bầu
- Tăng cường các chất dinh dưỡng thiết yếu như Axit folic, mẹ bầu nên bổ sung axit folic 400-800 mcg mỗi ngày vì nó giúp ngăn ngừa các dị tật ống thần kinh ở thai nhi.
- Cần bổ sung đủ protein từ các nguồn thực phẩm như thịt nạc, cá, trứng, đậu, và các sản phẩm từ sữa.
- Mẹ bầu cần cung cấp đủ vitamin D, vitamin C để ngăn ngừa bị thiếu máu.
- Bổ sung các loại dầu thực vật, các loại hạt và chứa nhiều omega-3 rất tốt cho sự phát triển não bộ của thai nhi.
- Uống đủ nước và có thể uống thêm nước từ trái cây hoặc rau quả.
- Để tránh cảm giác buồn nôn và khó tiêu thường gặp trong thai kỳ, mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn để hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng hơn.
- Mẹ bầu nên hạn chế đồ uống cà phê, trà, nước ngọt có gas vì nó có thể gây mất ngủ hoặc tăng huyết áp.
- Mẹ bầu không nên tăng cân quá nhanh hoặc quá nhiều trong suốt thai kỳ tránh nguy cơ bị tiền sản giật.
Từ phân tích trên đây của thecrossedcow.com, câu hỏi thắc mắc mang thai không nên ăn gì trong 3 tháng đầu sẽ tốt cho thai nhi đã được phần nào giải đáp. Dinh dưỡng cho bà bầu rất quan trọng, tốt nhất trong quá trình mang thai chị em nên đi khám định kỳ để được bác sĩ tư vấn chi tiết hơn về chế độ ăn uống sao cho hợp lý.