Mang thai ăn ổi được không? Bầu ăn ổi cần lưu ý gì?
Ổi là một loại trái cây quen thuộc tại Việt Nam được rất nhiều người yêu thích nhờ vào hương vị thơm ngon và giá cả phải chăng. Nhiều chị em trong thời gian có bầu phân vân không biết mang thai ăn ổi được không, hãy cùng giải đáp câu hỏi này thông qua những thông tin dưới đây.
Những thành phần dinh dưỡng chính có trong ổi
- Ổi là một trong những loại trái cây giàu vitamin C nhất cao hơn cả cam. Vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các gốc tự do và hỗ trợ làm đẹp da.
- Hàm lượng chất xơ trong ổi cao, giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón.
- Trong ổi chứa vitamin A tốt cho mắt, cải thiện thị lực.
- Ổi có chứa nhiều khoáng chất như Kali, Magie, Mangan giúp bảo vệ tim mạch, phát triển các tế bào máu, hệ thống mạch máu.
- Chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh giúp bảo vệ tế bào khỏi các tác động của gốc tự do.
- Ổi có chứa một lượng nhỏ protein hữu ích cho sự phát triển cơ bắp và duy trì cấu trúc tế bào.
Xem thêm: Mang thai ăn tỏi được không?
Mang thai ăn ổi được không?
Câu trả lời là Có. Theo các chuyên gia mang thai ăn ổi được và thậm chí rất tốt cho mẹ bầu vì ổi là một loại trái cây giàu dinh dưỡng chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe. Lợi ích của ổi đối với mẹ bầu phải kể đến đó là:
1.Hỗ trợ ổn định huyết áp
Nhờ vào hàm lượng kali cao, ổi giúp hỗ trợ giảm huyết áp, đặc biệt cho mẹ bầu bị huyết áp cao. Các chất chống oxy hóa trong ổi, như vitamin C có lợi trong việc bảo vệ tim mạch và ngăn ngừa tổn thương mạch máu do huyết áp cao.
2.Bổ sung sắt và phòng ngừa thiếu máu cho mẹ bầu
Thiếu máu trong thai kỳ có thể gây ra mệt mỏi, chóng mặt. Nhờ vào hàm lượng vitamin C cao, ổi giúp bổ sung sắt và phòng ngừa thiếu máu cho mẹ bầu. Việc ăn các loại thực phẩm như ổi để hỗ trợ hấp thụ sắt là rất hữu ích giúp mẹ bầu duy trì lượng hồng cầu ổn định, từ đó ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.
3.Ổi giúp ngừa nguy cơ dị tật thai nhi
Ổi có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ dị tật thai nhi đặc biệt là các dị tật ống thần kinh nhờ chứa folate (vitamin B9), đây là một dưỡng chất thiết yếu cho phụ nữ mang thai. Việc bổ sung folate từ ổi là một cách tự nhiên giúp mẹ bầu đảm bảo sức khỏe tốt cho thai nhi, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của thai kỳ.
4.Giảm tình trạng táo bón và bệnh trĩ
Ổi rất giàu chất xơ giúp đặc biệt là chất xơ không hòa tan giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa tốt hơn và ngăn ngừa táo bón. Bổ sung ổi vào chế độ ăn uống hàng ngày giúp mẹ bầu cải thiện chức năng tiêu hóa tổng thể giảm tình trạng táo bón – vấn đề phổ biến mà nhiều phụ nữ mang thai gặp phải.
5.Kiểm soát nồng độ cholesterol máu
Chất xơ có trong quả ổi đặc biệt là chất xơ hòa tan như pectin có tác dụng kiểm soát nồng độ cholesterol trong máu. Bổ sung ổi không chỉ giúp giảm mức cholesterol xấu (LDL) mà còn có lợi cho sức khỏe tim mạch và hỗ trợ lưu thông máu, giúp thai nhi nhận đủ dinh dưỡng từ mẹ.
6.Chống nhiễm trùng
Ổi có khả năng chống lại nhiễm trùng nhờ vào hàm lượng vitamin E, vitamin C, polyphenols, carotenoids, isoflavonoids là các chất chống oxy hóa mạnh mẽ hỗ trợ cơ thể chống lại vi khuẩn và virus gây bệnh. Các hợp chất chống oxy hóa trong ổi giúp giảm viêm và bảo vệ cơ thể khỏi các tác động của gốc tự do giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây nhiễm trùng.
Xem thêm: Mang thai không nên ăn gì trong 3 tháng đầu sẽ tốt cho thai nhi?
7.Giảm nguy cơ tiểu đường thai kỳ
các nghiên cứu cũng cho thấy rằng polyphenols trong ổi có thể cải thiện tiểu đường thai kỳ nhờ vào khả năng kiểm soát mức đường huyết. Ổi chứa chất xơ và chất chống oxy hóa giúp làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu giảm sự biến động đột ngột của đường huyết. Bên cạnh đó, chất xơ trong ổi có lợi cho mẹ bầu trong việc ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ.
Những lưu ý dành cho mẹ bầu khi ăn ổi
Ổi là một trong những loại trái cây an toàn và bổ dưỡng, tuy nhiên để đảm bảo an toàn và tận dụng tối đa dinh dưỡng mẹ bầu cần lưu ý:
- Ăn quá nhiều ổi có thể gây khó tiêu và đầy hơi nên mẹ bầu chỉ nên ăn một lượng vừa phải, từ 1-2 quả mỗi ngày và không nên ăn hạt để tránh táo bón.
- Có thể ăn cả vỏ để tận dụng được chất xơ và vitamin nhưng cần rửa sạch kỹ và ngâm với nước muỗi loãng để loại bỏ chất bảo quản nếu có.
- Chọn ổi chín vừa, không ăn ổi quá chín vì ổi chín có thể làm tăng lượng đường tự nhiên tăng tỷ lệ tiểu đường thai kỳ.
- Không ăn ổi xanh, chát vì có nhiều tanin gây táo bón, khó tiêu.
- Không ăn ổi khi đau dạ dày vì ổi có tính acid nhẹ có thể gây kích thích dạ dày.
- Có thể kết hợp ổi với các thực phẩm giàu protein và chất béo lành mạnh như sữa chua, hạt dinh dưỡng để tăng cường hiệu quả của ổi.
Như vậy qua bài viết của thecrossedcow.com chúng ta đã có lời đáp cho thắc mắc mang thai ăn ổi được không, khi ăn cần lưu ý những gì. Ổi là loại quả an toàn cho mẹ bầu, việc bổ sung ổi vào chế độ dinh dưỡng của bà bầu không chỉ mang lại lợi ích cho mẹ mà còn giúp thai nhi phát triển toàn diện. Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn nên chú ý ăn ổi với lượng vừa phải và kết hợp với nhiều loại quả khác để bổ sung đa dạng dinh dưỡng cho bé.