Mang thai ăn mì tôm được không?
Mì tôm hay mì ăn liền là một món ăn quen thuộc và phổ biến ở Việt Nam, đây cũng là món ăn được rất nhiều người yêu thích vì sự nhanh chóng, tiện lợi. Mang thai ăn mì tôm được không là câu hỏi của không ít mẹ bầu vì đây là món ăn hấp dẫn. Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết sau đây.
Mì tôm là món ăn tiết kiệm chi phí, đa dạng hương vị khác nhau, từ mì thịt bò, mì hải sản và có thể nấu trong vòng vài phút, rất thích hợp khi bạn không có nhiều thời gian. Chính vì sự tiện lợi và nhanh chóng nên mì tôm là một món ăn phù hợp với mọi đối tượng trong đó có chị em mang bầu.
Đang mang thai ăn mì tôm được không?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bà bầu có thể ăn được mì tôm nhưng nên hạn chế ăn vì mì tôm là đồ ăn nhanh, khi ăn nhiều sẽ gây ra những hệ quả xấu. Nếu thèm quá có thể 1 tuần ăn 1 lần nhưng không nên ăn thường xuyên. Các mẹ có thể thay thế mì tôm bằng những loại khác như mì tươi, mì chũn, bánh đa, mì Ý… sẽ nhiều dinh dưỡng hơn. Tuy nhiên chị em cần lưu ý không có món ăn nào thay thế được cơm, các món ngoài cơm chỉ nên là món ăn thay đổi để chống ngán, chị em không nên ăn quá nhiều.
Xem thêm: Mang thai ăn ổi được không? Bầu ăn ổi cần lưu ý gì?
Một số thành phần của mì tôm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ bầu
Hàm lượng muối cao
Mì tôm có hàm lượng muối, chất béo và gia vị có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, như tăng huyết áp hay gây giữ nước trong cơ thể. Việc tiêu thụ quá nhiều muối có thể dẫn đến làm tăng huyết áp, gây phù chân, và làm tăng nguy cơ các vấn đề về tim mạch, đặc biệt là trong thai kỳ. Khi ăn mì tôm tốt nhất nên tránh dùng gói gia vị hoặc tự chế gia vị để kiểm soát lượng muối và có thể thêm rau hoặc các thực phẩm khác để giảm độ mặn của mì.
Bột mì tinh chế cao
Bột mì tinh chế là nguyên liệu chính trong mì tôm tạo nên độ dai, giòn của sợi mì nhưng lại thiếu đi nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như chất xơ, vitamin và khoáng chất. Bột mì tinh chế có chỉ số glycemic cao, có thể làm tăng nhanh mức đường trong máu của bà bầu sau khi ăn.
Chứa chất bảo quản
Mì tôm chứa chất bảo quản, nếu tiêu thụ quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé bao gồm tăng nguy cơ ung thư và các bệnh về tim mạch.
Mì tôm chứa chất béo chuyển hóa
Mì tôm chứa chất béo chuyển hóa, một loại chất béo không tốt cho sức khỏe vì có thể làm tăng mức cholesterol xấu (LDL), giảm cholesterol tốt (HDL), tăng nguy cơ bị mắc bệnh tim mạch, tiểu đường.
Chứa chất tạo màu và hương liệu tổng hợp
Mì tôm có chứa chất tạo màu và hương liệu tổng hợp để tăng hương vị, theo nghiên cứu chất này có thể gây dị ứng hoặc vấn đề tiêu hóa khi dùng lâu dài.
Có bột ngọt
Bột ngọt hay còn gọi là mì chính là một thành phần phổ biến có trong mì tôm, đặc biệt là trong gói gia vị đi kèm. Bột ngọt có thể khiến cơ thể giữ nước, gây ra huyết áp cao và phù nề trong thai kỳ. Một số người có thể nhạy cảm với bột ngọt sẽ có phản ứng như đau đầu, chóng mặt buồn nôn.
Mì tôm có chứa TBHQ và các chất bảo quản khác
Thành phần TBHQ trong mì tôm để giúp bảo quản và kéo dài thời gian sử dụng giữ cho thực phẩm không bị hư hỏng khi tiếp xúc với không khí. Việc ăn mì tôm cần được kiểm soát hợp lý đặc biệt trong thai kỳ và không lạm dụng các thực phẩm chế biến sẵn này trong chế độ ăn hàng ngày.
Vì sao mẹ bầu cần hạn chế ăn mì tôm?
- Ăn mì tôm có thể góp phần gây táo bón vì mì tôm chủ yếu được làm từ bột mì tinh chế và thường rất nghèo chất xơ.
- Mì tôm chứa chất béo bão hòa không tốt cho sức khỏe.
- Mì tôm lại thiếu các vitamin, khoáng chất và chất xơ thiết yếu cho cơ thể.
- Một số chất bảo quản có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa và sức khỏe lâu dài.
- Ăn quá nhiều mì tôm mà không kết hợp với các thực phẩm khác có thể dẫn đến tăng cân và béo phì.
- Bột mì tinh chế có chỉ số glycemic cao có thể làm tăng nhanh lượng đường trong máu với những người mắc bệnh tiểu đường hoặc có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
- Có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cho bà bầu trong giai đoạn thai kỳ.
- Tăng gánh nặng cho gan và thận nếu ăn mì tôm thường xuyên.
Xem thêm: Mang thai ăn ốc được không và nên ăn vào tháng thứ mấy của thai kỳ?
Nếu muốn ăn mì tôm để thỏa mãn cơn thèm, chị em có thể áp dụng một số mẹo như chọn mì tôm ít gia vị, kết hợp mì tôm với thực phẩm bổ dưỡng như cải, nấm, trứng, tôm vào mì để tạo thành một bữa ăn cân bằng.
Như vậy, Thecrossedcow.com vừa giải đáp để bạn đọc được biết mang thai ăn mì tôm được không và cách ăn mì tôm an toàn. Hi vọng những thông tin trên có thể giúp các mẹ bầu biết rõ thành phần có trong mì tôm ảnh hưởng gì tới thai nhi để cẩn thận hơn trong việc lựa chọn thực phẩm trong thai kỳ.