Làm sao phát hiện bế sản dịch sau sinh mổ?
Bế sản dịch sau sinh mổ là tình trạng nhiều chị em sinh mổ phải đối mặt. Nếu không được xử lý kịp thời tình trạng bế sản dịch sau sinh mổ sẽ dẫn đến tình trạng chảy máu không cầm, viêm âm đạo, viêm nhiễm tử cung cực kỳ nguy hiểm cho sản phụ.
Bế sản dịch nguyên nhân do đâu?
Sản dịch sau sinh là hiện tượng sinh lý bình thường sẽ kéo dài 2-6 tuần. Tuy nhiên, nếu sản dịch kéo dài 2-3 tháng kèm theo các tình trạng khác như mùi hôi, sốt cao, căng tức bụng dưới thì nhiều khả năng chị em đã bị bế sản dịch sau sinh mổ.
Bế sản dịch sau sinh mổ là hiện tượng sản dịch không thoát ra ngoài được, ứ đọng lại trong tử cung. Sản dịch bao gồm nước ối còn sót lại, dịch tiết cổ tử cung sẽ chảy ra qua ngoài qua đường âm đạo. Nếu tình trạng kéo dài không được xử lý sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn sản dịch, rối loạn đông máu, ung thư cổ tử cung,…
Bế sản dịch sau sinh mổ nguyên nhân do:
- Do tử cung của sản phụ co hồi chậm, tử cung bị giãn căng quá mức
- Do còn sót nhau và mẹ ít vận động sau sinh
- Mệt mỏi, căng thẳng sau sinh dẫn đến bế sản dịch sau sinh mổ
- Tình trạng sức khỏe sản phụ yếu
- Do mẹ chuyển dạ trong lúc sinh kéo dài
- Do bị mất máu nhiều trong khi sinh là nguyên nhân dẫn đến bế sản dịch sau sinh mổ
- Do vệ sinh vùng kín không sạch dẫn đến nhiễm trùng
Xem thêm: Sinh mổ ăn trứng gà được không?
Dấu hiệu nhận biết bế sản dịch sau sinh mổ
Chị em lưu ý, thông thường sản dịch sau sinh thường có mùi tanh như hành kinh và không gây ra khó chịu cho sản phụ. Những ngày đầu lượng sản dịch nhiều và có màu đỏ tươi, còn sau đó 10 ngày sản dịch loãng dần và hết sạch. Nếu bạn thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường dưới đây, có khả năng bạn đã gặp phải hiện tượng bế sản dịch sau sinh mổ.
- Khi xuất hiện các dấu hiệu có cục cứng ở bụng, cảm nhận rõ khi sờ vào
- Sản dịch có mùi hôi và chảy rất ít đi kèm với triệu chứng như sốt
- Sản phụ thấy căng tức vùng hạ vị, có cơn đau âm ỉ
- Cổ tử cung đóng kín, đau khi ấn đáy tử cung
Cách xử lý khi bị bế sản dịch sau sinh
Các phương pháp được bác sĩ áp dụng để điều trị bế sản dịch là:
Nong cổ tử cung
Bác sĩ sẽ thực hiện nong cổ tử cung để đẩy các chất dịch ứ đọng bên trong tử cung ra ngoài. Bạn nên đi siêu âm kiểm tra và được tiến hành tại các cơ sở y tế đảm bảo điều kiện vô khuẩn để tránh nhiễm trùng.
Hút dịch tử cung
Bác sĩ sử dụng một dụng cụ ống hút để hút hết sản dịch ra ngoài cần được thực hiện vô trùng tuyệt đối.
Dùng thuốc kích thích co bóp tử cung
Với trường hợp nhẹ, bác sĩ có thể cho can thiệp bằng thuốc giúp kích thích tử cung co bóp mạnh và đẩy chất dịch ra ngoài.
Xem thêm: Sinh thường bao lâu đi đại tiện được?
Cách đề phòng bế sản dịch sau sinh mổ
Phụ nữ sau khi sinh mổ cần kiểm tra cổ tử cung xem đã sạch sẽ và có bị nhiễm trùng hay không. Theo các chuyên gia khuyến cáo, cách đề phòng bế sản dịch sau sinh mổ, chị em cần lưu ý những điều sau:
- Vận động nhẹ nhàng giúp hỗ trợ sản dịch ra ngoài, tránh nằm nhiều. Vận động nhẹ nhàng là cách giúp đẩy sản dịch ra nhanh nếu không muốn bị bế sản dịch sau sinh mổ hoặc sinh thường.
- Vệ sinh đúng cách hợp lý, thường xuyên thay băng vệ sinh, vệ sinh vùng kín sạch sẽ. Không nên thụt rửa âm đạo, dùng dung dịch vệ sinh có độ PH phù hợp. Không dùng các loại giấy, khăn có mùi hương để lau vùng âm đạo, giữ cho vùng kín khô ráo.
- Cho trẻ bú mẹ càng sớm càng tốt để giúp tử cung co bóp để đẩy sản dịch ra ngoài
- Đi tiểu thường xuyên ngay cả khi bàng quang đã khá đầy. Nếu nhịn tiểu lâu sẽ gây ra các vấn đề về tiết niệu, bàng quang khiến tử cung khó co bóp hơn, dẫn đến sản dịch khó thoát ra ngoài hơn.
- Chế độ ăn uống cho sản phụ có rau ngót, rau rền, ngải cứu sẽ hỗ trợ quá trình co hồi của tử cung giúp sản dịch được đẩy ra nhanh chóng.
- Mặc trang phục thoải mái, dễ chịu.
Tình trạng bị bế sản dịch có thể gặp phải ở phụ nữ sinh thường hay sinh mổ, tuy nhiên phổ biến hơn ở những mẹ sinh mổ. Nếu chị em phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở thời gian hậu sản mọi người nên đi khám phụ khoa để bác sĩ kịp thời can thiệp.